Căn nguyên của cuộc chiến Chiến_tranh_Hán-Sở

Lịch sử Trung Quốc
CỔ ĐẠI
Đồ đá mới 8500 TCN – 2070 TCN
Tam Hoàng Ngũ Đế
6000 TCN – 4000 TCN
Nhà Hạ 2070 TCN – 1600 TCN
Nhà Thương 1600 TCN – 1046 TCN
Nhà Chu 1046 TCN – 256 TCN
 Tây Chu 1046 – 771 TCN
 Đông Chu 770 – 256 TCN
   Xuân Thu 770–476 TCN
   Chiến Quốc 476–221 TCN
ĐẾ QUỐC
Nhà Tần 221–206 TCN
Nhà Hán 206 TCN – 220 TCN
  Tây Hán 206 TCN – 8 SCN
  Nhà Tân 8–23
  Đông Hán 23-220
Tam Quốc 220–280
  Ngụy, ThụcNgô
Nhà Tấn (晉) 265–420
  Tây Tấn (西晉)
265–316
  Đông Tấn (東晉)
317-420
Ngũ Hồ thập lục quốc
304-439
Nam-Bắc triều
420–589
Nhà Tùy 581–618
Nhà Đường 618–907
  (Võ Chu 690–705)
Ngũ đại Thập quốc
907–960
Nhà Liêu
907–1125
Nhà Tống
960–1279
  Bắc Tống
960–1127
Tây Hạ
1038–1227
  Nam Tống
1127–1279
Nhà Kim (金)
1115–1234
Tây Liêu
Nhà Nguyên 1271–1368
Nhà Minh 1368–1644
Nhà Thanh 1644–1911
HIỆN ĐẠI
Trung Hoa Dân Quốc
tại Đại lục
1912–1949
Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa

tại Trung Quốc
1949–nay
Trung Hoa Dân Quốc
tại Đài Loan
1949–nay

Nhà Tần đã thôn tính các nước chư hầu phía đông để thống nhất một Trung Hoa đầu tiên. Tuy nhiên, sự thống nhất chính trị chưa mang lại kết quả ngay lập tức trong việc hợp nhất những người dân từ những nước khác nhau trên đất Trung Hoa. Ở một vài nước nhỏ cũ, sự mong muốn độc lập của những nước này vẫn còn. Đây không phải là vấn đề lớn làm cho nhà Tần thường xuyên phải củng cố vai trò thống trị của mình trong một thời gian dài ở Trung Hoa. Tuy nhiên, luật pháp hà khắc nhà Tần đã không được phần lớn nhân dân ủng hộ và chấp nhận. Khi Tần Thủy Hoàng còn sống, do uy vũ của ông quá lớn nên những người chống đối dù rất uất hận nhưng cũng chỉ dừng lại ở những hành động ám sát, song đều không thành. Sau khi Thủy Hoàng qua đời, con là Nhị Thế vốn đã không có đủ uy tín lại thi hành chính sách tàn bạo hơn cha. Vì thế ngay lập tức dân nghèo đã nổi dậy và người đầu tiên phất cờ chống Tần là Trần Thắng (năm 209 TCN). Nhiều nơi đã nổi dậy khởi nghĩa hưởng ứng và nhà Tần đã nhanh chóng sụp đổ chỉ sau 15 năm hợp nhất.

Khi nhà Tần sụp đổ, nhiều nhóm nghĩa quân đã tập hợp những người dân địa phương lại để ủng hộ họ dưới ngọn cờ của nước cũ. Kết quả là Trung Hoa khi đó lại bị chia thành nhiều nước nhỏ, nhiều nước vẫn giữ tên từ thời Chiến Quốc với lãnh tụ thường là những người từ các gia đình quý tộc cũ.

Vào thời gian này, tương lai của Trung Hoa vẫn rất mờ mịt. Một vài người, đặc biệt là hậu duệ của những gia đình quyền lực của những nước chư hầu cũ thời Chiến Quốc cho rằng, một Chiến Quốc mới rất có thể lại xuất hiện và Trung Hoa lại có thể bị chia cắt bởi những vương triều khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn người dân đã rất mệt mỏi vì những cuộc chiến liên miên và hy vọng vào một lực lượng mạnh mẽ có thể kết thúc chiến tranh.

Trong số các vị vương này thì người mạnh nhất là Hạng Vũ, người lãnh đạo quân đội nước Sở, và cũng được sự khâm phục của nhiều nhóm quân khác sau trận Cự Lộc (鉅鹿之戰) và trở thành người lãnh đạo các nhóm quân, mặc dù quyền lực của nước Sở trên danh nghĩa vẫn nằm trong tay Sở Nghĩa Đế. Năm 206 TCN, định mệnh của Trung Hoa gần như đã nằm trong tay của Hạng Vũ. Tuy nhiên, mặc dù là một nhà lãnh đạo quân sự tài ba, Hạng Vũ vẫn là người thiếu khả năng về chính trị. Khi đã có vị trí trong việc tạo dựng cơ đồ mới sau nhà Tần, Hạng Vũ đã mắc một số sai lầm sau:

  • Thứ nhất, sau khi bức hàng số đông quân đội Tần (khoảng 200.000 quân) Hạng Vũ đã nhẫn tâm tàn sát tất cả bọn họ. Phần lớn trong số họ đến từ đất Quan Trung (關中) nước Tần. Với việc làm này, Hạng Vũ đã làm cho dân chúng ở Quan Trung căm ghét, và sau này họ đã quay sang ủng hộ cho Lưu Bang trong cuộc chiến chống lại Hạng Vũ.
  • Thứ hai, Hạng Vũ đã giết Sở Nghĩa Đế (Sở Hoài Vương), người lãnh đạo trên danh nghĩa của cuộc khởi nghĩa chống Tần. Với việc làm này, Hạng Vũ đã bị mắc tội giết vua. Điều này làm cho nhiều người quay sang chống lại ông.
  • Thứ ba, Hạng Vũ đã đánh giá thấp sự nguy hiểm của Lưu Bang. Mặc dù đã có cơ hội để trừ bỏ Lưu Bang, quân sư Phạm Tăng cũng thúc giục, nhưng Hạng Vũ đã không làm.
  • Thứ tư, Hạng Vũ đã ưu tiên ban thưởng cho những người trực tiếp theo mình đánh Tần; đối xử kém hơn với những người có công đánh Tần nhưng không quy phục mình. Điều này làm nhiều thủ lĩnh nghĩa quân và dòng dõi chư hầu cũ tức giận. Một vài vị vương khác đã sớm bất bình chống lại ông. Những người này về sau cũng quay sang bên Lưu Bang để chống lại ông.

Lý do cuối cùng là lý do trực tiếp gây ra Hán Sở tranh hùng.